Các nghiên cứu tại Việt Nam 31 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 49 - 50)

Phạm Văn Năng, Nguyễn Minh Hoàng (2004) [26] hồi cứu 42 bệnh nhân VTMC mổ CTMNS tại BV đa khoa Cần Thơ (6/2002-7/2004) cho thấy: chuyển mổ mở 7 BN (16,7%), thời gian mổ trung bình 94 phút, biến chứng sau mổ 3 BN (0,74%), không có tai biến, không có tử vong, thời gian nằm viện trung bình 3,2 ngày. Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tuấn (5/2001-3/2004) [14] theo dõi 66 bệnh nhân VTMC do sỏi được CTMNS tại BV Đại học Y Dược và BV Nhân dân Gia Định cho thấy: chuyển mổ mở 5 BN (7,6%), thời gian mổ trung bình 108 ± 41 phút, thời gian nằm viện trung bình 4 ± 1,8 ngày, biến chứng sau mổ gặp 10,6%, không có tổn thương đường mật, không có tử vong. Nguyễn Cường Thịnh (2006) [34] nghiên cứu 74 bệnh nhân VTMC được CTMNS tại bệnh viện TWQĐ 108 cho kết quả: thời gian mổ trung bình 149 phút, chuyển mổ mở 14 BN (18,9%), biến chứng sau mổ 9 BN (12,2%), Tác giả còn cho biết tỷ lệ chuyển mổ mở giảm dần vào những năm sau. Phan Khánh Việt, Phạm Như Hiệp (2009) [42] nghiên cứu 229 bệnh nhân VTMC được PTNS tại BV Trung ương Huế cho kết quả: tỷ lệ thành công 92,5%, có 7,25% BN phải chuyển mổ mở, thời gian mổ 69,4 ±15,3 phút, thời gian nằm viện 5,3 ± 2,1 ngày, 151 BN (65,9%) mổ cấp cứu trước 48 giờ, 78 BN (34,1%) mổ sau 48 giờ, không có sự khác biệt về tỷ lệ chuyển mổ mở hay biến chứng giữa hai nhóm. Hoàng Mạnh An (2009) [1] đánh giá kết quả PTNS trên 65 bệnh nhân VTMC do sỏi tại BV Chợ Rẫy và BV 175 cho thấy tỷ lệ thành công tới 98,5%, chỉ có 1 BN phải chuyển mổ mở (1,5%).

Trần Thiện Trung, Võ Hồng Sở (2010) [41], nghiên cứu 369 trường hợp PTNS cắt túi mật điều trị VTMC do sỏi ghi nhận: tỷ lệ CTMNS thành công là 94,4% (374/396), trong đó có 15,4% (61/396) BN có hoại tử túi mật. Thời gian mổ trung bình 93,3 phút, thời gian nằm viện trung bình 4,2 ngày, tỷ lệ chuyển mổ mở gặp 5,6% (22/396) và cho biết tỷ lệ này giảm dần theo thời

gian. Tỷ lệ tai biến chung gặp 17,1% (64/396), trong đó thủng TM gặp 11,2% (42/374), chảy máu gặp 5,6% (21/374): trong 3 BN chảy máu từ động mạch túi mật có 2 trường hợp phải chuyển mổ mở để cầm máu, 1 trường hợp tổn thương ống gan chung (0,3%). Biến chứng sau mổ 12.3% (46/374): áp xe dưới gan gặp 3 trường hợp (0,8%), 21 BN có tụ dịch dưới gan (4,3%), nhiễm khuẩn lỗ trocar gặp 6 trường hợp (1,6%), tất cả các BN điều trị nội đều ổn định, không có tử vong. Tác giả kết luận: phẫu thuật CTMNS trong điều trị VTMC do sỏi khả thi và đạt hiệu quả cao, tỷ lệ chuyển mổ mở, tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ thấp, không có tai biến, biến chứng nặng, không có tử vong. Vũ Bích Hạnh (2010) [15] thực hiện CTMNS cấp cứu cho 60 BN (27 BN mổ trước 72 giờ, 33 BN mổ sau 72 giờ) cho thấy: Túi mật to, viêm dính, phù nề, thành dày gặp 100%, tai biến trong mổ 8 BN (13,3%), chuyển mổ mở 11,7% (nhóm < 72 giờ 7,4%, nhóm ≥ 72 giờ 15,2%), thời gian mổ trung bình 76 ± 26p (nhóm < 72 giờ 62 ±19 phút, nhóm ≥ 72 giờ 87 ±26 phút), phẫu thuật kết quả tốt 88,3%, không có tử vong.

Các nghiên cứu trên cho thấy PTNS cắt túi mật điều trị VTMC là một phẫu thuật khó, đòi hỏi PTV có kinh nghiệm, thời gian phẫu thuật dài, nhưng an toàn và giảm đáng kể thời gian nằm viện. Các tác giả còn đề xuất nên tiến hành CTMNS sớm trong VTMC, vì mổ trì hoãn không làm giảm nguy cơ tai biến cũng như giảm tỉ lệ chuyển mổ mở, mà thậm chí còn làm mất cơ hội thành công của PTNS do mổ muộn đem lại, mổ sớm làm giảm chi phí điều trị, tránh được nguy cơ biến chứng và tái phát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 49 - 50)